NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Có phải Quý khách hàng đang có một ý tưởng kinh doanh và mong muốn thành lập công ty để hiện thực ý tưởng kinh doanh của mình. Tuy nhiên, Quý khách hàng đang chưa biết bắt đầu từ đâu và phải làm những gì?

Những ai có thể được thành lập công ty hay đầu tư vào các lĩnh vực nào? Và Quý khách hàng đang tự hỏi mình rằng làm thế nào để thành lập ra một công ty được pháp luật công nhận? Vấn đề này không phức tạp như Quý khách hàng đang nghĩ, Trung tâm tư vấn thành lập doanh nghiệp sẽ tư vấn cho Quý khách hàng những vấn đề cần chuẩn bị trước khi bạn thành lập doanh nghiệp.

 
1. Ai có quyền thành lập, quản lý, góp vốn vào công ty?
 Tất cả các Tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam như các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình, Cán bộ, công chức, viên chức…, Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;




Ngoài ra, còn có các trường hợp không được quyền thành lập hay quản lý công ty như Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác, Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, tổ chức không có tư cách pháp nhân, Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

 
2. 06 loại hình công ty ở Việt Nam, Tôi nên thành lập công ty theo loại hình nào?
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định 6 loại hình công ty, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp xã hội. Mỗi loại hình này đều có ưu điểm kèm theo hạn chế và rủi ro nhất định. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào định hướng và quy mô của doanh nghiệp như có bao nhiêu thành viên góp vốn, hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề gì hay hoạt động tại những đâu?

 
Lưu ý: Trong quá trình hoạt động sau thành lập, Doanh nghiệp có thể chuyển sang bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào khác nếu có nhu cầu và đáp ứng được các điều kiện theo pháp luật quy định.

3. Tôi được phép kinh doanh những ngành nghề nào? Có điều kiện cụ thể không?
Luật đầu tư năm 2014 ra đời đã thu gọn lại các ngành nghề cấm kinh doanh cùng các ngành nghề kinh doanh cần điều kiện nhất định.

Theo đó, Quý khách hàng có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh tất cả các ngành nghề trừ 07 ngành nghề cấm kinh doanh sau đây:

(1) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định của pháp luật mà cụ thể danh mục các chất ma túy bị cấm quy định tại Phụ lục 1 của Luật đầu tư năm 2014;

(2) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật theo quy định các danh mục khoáng vật, hóa chất bị cấm tại Phụ lục 2 của Luật đầu tư năm 2014;

(3) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật đầu tư năm 2014;

(4) Kinh doanh mại dâm;

(5) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

(6) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

(7) Kinh doanh pháo nổ.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay quy định 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định mà doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện của từng ngành nghề nhất định thì mới được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Liên hệ ngay Hotline 09159.22368 để được luật sư tư vấn miễn phí về 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất hiện nay.



4. Vốn của doanh nghiệp là gì? Khi nào phải góp đủ vốn?
Vốn điều lệ là số vốn do chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Như vậy vốn điều lệ là nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp do các thành viên đóng góp. Mức vốn điều lệ phụ thuộc vào yêu cầu của lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh, khả năng tài chính của các thành viên.

Mức vốn điều lệ của mỗi doanh nghiệp là khác nhau vì phụ thuộc vào ngành cần kinh doanh cũng như quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

 5. Ai có thể làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp?
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người đứng đầu doanh nghiệp, được doanh nghiệp uỷ quyền, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp, với đối tác, khác hàng và với cơ quan Nhà nước. Quyền, nghĩa vụ và chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định trong điều lệ doanh nghiệp, các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, với những ngành nghề kinh doanh đặc biệt, người đứng đầu doanh nghiệp cần phải có những chứng chỉ hành nghề nhất định do cơ quan nhà nước cấp.

6. Tên doanh nghiệp được đặt như thế nào thì đúng?
Tên doanh nghiệp ngoài việc sử dụng để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác thì còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình thương hiệu doanh nghiệp. Đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình hoạt động, sản xuất và cung ứng sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm của mình, đâu là sản phẩm của đối thủ.

Tên doanh nghiệp bao gồm tên tiếng Việt, tên tiếng Anh và tên viết tắt. Việc đặt tên doanh nghiệp không được sử dụng các từ ngữ gây nhầm lẫn cũng như các từ ngữ thô tục, phản cảm…

7. Trụ sở của doanh nghiệp được đặt tại đâu?
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Lưu ý: Doanh nghiệp hiện nay không được phép đặt trụ sở của doanh nghiệp tại các chung cư xây dựng với mục đích để ở.

8. Các loại thuế có thể phải nộp khi doanh nghiệp hoạt động?
Sau khi thành lập công ty, công ty phải hoàn thành các thủ tục thuế ban đầu bắt buộc đối với tất cả các công ty để có thể khai báo với cơ quan thuế, nộp các khoản thuế, phí, lệ phí ban đầu khi đi vào hoạt động.

Đây là một trong những bước quan trọng sau thành lập, nếu không chú ý các doanh nghiệp mới thành lập rất dễ mắc lỗi và bị phạt do không nắm được các quy định này.

Nhằm giải quyết các vấn đề về thuế, hóa đơn, CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO KẾ TOÁN HƯƠNG SEN xin gửi tới những tư vấn chuyên sâu về thủ tục này. Mời các Quý khách hàng bấm vào đây để tham khảo.


CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO KẾ TOÁN HƯƠNG SEN

Địa chỉ: Số nhà 485 - Đường Lê Lai - Phường Quảng Hưng - TP Thanh Hóa

Email: lesen0888@gmail.com - Website: www.tuvanthanhlapdoanhnghiep.net

Điện thoại:  Mrs Sen  09159.22368 - Mr Chung 0914.875.636